BUNKA 1_お米の話 Truyện kể về Gạo

文化ノート① お米の話  Truyện kể về Gạo

Lương thực chính của người Nhật là Gạo, và các bạn có biết rằng, chữ Hán của chữ gạo được tạo ra bởi sự kết hợp của 八、十、八 (số 8, 10, 8) không?

Người ta cho rằng, để thóc trở thành hạt gạo thì cần 88 lần chăm sóc nên chữ 米mới được tạo ra từ ba chữ Hán đó. Để làm ra hạt thóc thực sự là rất vất vả nên trẻ con ngày xưa hay bị ông bà nói rằng: “nếu bỏ lại 1 hạt cơm thì sẽ bị chừng phạt, mắt sẽ bị mù đó”. Việc làm ra hạt thóc gọi là “inasaku – trồng lúa”, và phải trải qua rất nhiều giai đoạn:

  • Hạt Thóc : Gieo mạ
  • Mạ : Cấy lúa
  • Lúa : cây mạ phát triển thành lúa
  • Gặt lúa: thu hoạch lúa, gặt lúa
  • Thóc: xát gạo
  • Cơm: nấu cơm (ngày xưa dùng bếp củi, ngày nay dùng nồi cơm điện)

    Thời tiết của Nhật Bản mưa nhiều vào mùa mưa, nắng nhiều vào mùa hạ nên rất phù hợp cho việc trồng lúa. Từ ngày xưa người Nhật rất lo lắng về thời tiết vì để có thể làm ra những gạo ngon thì phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Việc người Nhật mở đầu câu chuyện về thời tiết khi gặp ai đó là để cầu mong thóc lúa được mùa bội thu và việc chào hỏi đó phải chăng đã trở thành tập quán của người Nhật.

   Mặc dù người Nhật dùng từ “Mễ Quốc” để nói về nước Mỹ (America) nhưng nước Mỹ không hề liên quan gì tới “gạo” cả. America khi viết bằng chữ Hán sẽ là “Á Mễ Lý Gia” và sau đó người Nhật chỉ sử dụng chữ Hán thứ hai và tạo thành “Mễ Quốc”. Khi sử dụng chữ Hán thì không có giới hạn về không gian nên cách nói này đã được báo chí sử dụng rất nhiều. Ví dụ, khi viết “Nhật Mễ Quan Hệ” thì được hiểu là “mối quan hệ giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ”, hay khi viết “Mễ Đại Học” thì có nghĩa là “trường đại học của Hoa Kỳ”. Trong khi Nhật Bản là đất nước ăn cơm vậy mà Hoa Kỳ lại được viết là “Mễ QUốc”điều này thật thú vị đúng không các bạn? Cách nói “Mễ~” bạn sẽ gặp rất nhiều như trên báo chí nên hãy ghi nhớ cách sử dụng này nhé!